Người dân Thành Phố Hồ Chí Minh giải cứu dưa hấu Gia Lai sau mùa dịch


Vì dịch covid-19, nhiều hộ gia đình trồng dưa hấu ở Gia Lai lâm vào tình trạng khó khăn vì không tiêu thụ được nông sản. Chính vì vậy, việc giải cứu nông sản nói chung và giải cứu dưa hấu Gia Lai nói riêng được nhiều người quan tâm.
Người dân chung sức giải cứu dưa hấu Gia Lai
Trước tình trạng nông sản ngày càng tới gần vụ mùa thu hoạch nhưng không có thương lái mua hàng do lượng lớn hàng hoá xuất khẩu sang Trung Quốc bị trì trệ do dịch. Nhiều người đã xây dựng chiến dịch giải cứu dưa hấu Gia Lai. Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều thương lái vận chuyển dưa hấu đến quận 9 và bán với giá chỉ từ 6000-8000 đồng/kg.
Thực hiện phong trào giải cứu dưa hấu, nhiều người dân trên địa bàn thành phố đã ủng hộ mua dưa nhằm giúp nông dân hạn chế thua lỗ.Mức giá hợp lý, chất lượng dưa tốt đã thu hút rất nhiều dân trên địa bàn thành phố mua dưa. Bên cạnh đó, có nhiều thương lái chủ động lấy số lượng lớn, vận chuyển đến các quận huyện xa hơn để kinh doanh và giải quyết vấn đề tồn đọng nông sản.
Sau tháng 4, về cơ bản lượng dưa hấu trên tỉnh Gia Lai đã được giải quyết. Tuy không đạt lợi nhuận như những mùa dưa hấu trước nhưng về cơ bản lượng dưa tiêu thụ nhiều giúp người dân người dân không bị lỗ vốn.
Việc “giải cứu” dưa hấu đã diễn ra trong nhiều năm, điệp khúc “được mùa-mất giá” và ngược lại vẫn là mối lo của nông dân. Dưa hấu phụ thuộc thị trường Trung Quốc, đầu ra bấp bênh, lại xuất theo đường tiểu ngạch. Hiện vẫn chưa có đơn vị, doanh nghiệp nào thu mua dưa, chế biến, xuất khẩu theo con đường chính ngạch ở tỉnh Gia Lai. Do vậy, trồng dưa hấu của nông dân cũng là “đánh cược” với thị trường.
Mặt khác, sau khủng hoảng do dịch covid bùng phát, nhà nước đang chủ trương các chính sách nhằm giảm bớt tình hình phụ thuộc nông sản sang Trung Quốc. Đây có thể xem là tính hiệu tốt giúp người nông dân yên tâm sản xuất.
Rất nhiều các giải pháp được đề ra, Sở NN-PTNT cũng đã đưa ra các kiến nghị như tổ chức lại các cơ quan thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, định hướng khả năng tiêu thụ… Về lâu dài, giải pháp vẫn là nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP,… Quy trình sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ, tập trung ứng dụng khoa học, công nghệ vào các đối tượng cây trồng nói chung và dưa hấu nói riêng, nhằm mục đích rải vụ, giảm tổn thất do thu hoạch tập trung khó tiêu thụ…
Đây được xem như làn gió mới khi nhà nước có chính sách chú trọng đầu tư nông nghiệp giúp nông dân từng bước ổn định thu nhập và nâng cao đời sống sau chuỗi ngày trông chờ vào giải cứu dưa hấu Gia Lai.

Startup đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam, chúng tôi muốn khách hàng được sự trải nghiệm tốt nhất
Comments