Phong thủy trong kinh doanh - 10 Yếu tố giúp công việc phát lộc


Nội dung:
Phong thủy trong kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công việc của bạn. Rất nhiều người do chủ quan nên đã không để ý đến chúng, vì vậy mà công danh sự nghiệp không được thuận lợi, đường tiền tài bị đứt đoạn. Vì thế hãy cùng Gialaitrongtoi tìm hiểu về các yếu tố phong thủy, đâu là những việc nên làm và những điều cần tránh để có mọi việc được thuận lợi nhất.
Tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy trong kinh doanh
Rất nhiều người có quan niệm rằng “phi thương bất phú” chỉ có làm ăn kinh doanh thì mới có cuộc sống giàu sang được. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai tham gia kinh doanh đều có thể nhanh chóng giàu lên, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, từ kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm, may mắn,...
Và yếu tố tạo nên may mắn cho người làm kinh doanh chính là phong thủy. Theo quan niệm của phương Đông, phong thủy sẽ giúp các thương nhân khai thông tài vận, hỗ trợ việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, mang về doanh thu và lợi nhuận lớn. Dù may mắn là một yếu tố khá trừu tượng nhưng không thể phủ nhận vai trò của nó. Khi làm tốt, cải thiện được phong thủy trong kinh doanh sẽ tạo ra “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, đón vận may cho công việc.
Tuy nhiên làm cách nào để cải thiện phong thủy cho bạn? Hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề cần lưu ý để công việc làm ăn được thuận lợi nhất ở phần tiếp theo nhé.
5 Yếu tố giúp văn phòng làm việc hợp phong thủy trong kinh doanh
1. Số Kua - Chọn hướng làm việc phù hợp với bạn
Kua là tập hợp con của bát quát cho biết các hướng tốt và không tốt của bạn. Mỗi người sẽ thu hút một nhóm năng lượng khác nhau. Vì vậy, tìm được số Kua của mình sẽ giúp bạn biết bản thân cần phải làm gì để thu hút được những năng lượng tích cực nhất, mang lại sự may mắn và những điều tích cực.
2. Lựa chọn vị trí đặt bàn làm việc hợp phong thủy
Muốn kinh doanh phát đạt thì bàn làm việc cần phải được đặt đúng chỗ. Để có một vị trí tốt, mọi người nên hạn chế đặt bàn làm việc của mình đối diện cửa sổ hoặc một bức tường trống. Hãy thử áp dụng những cách sau:
- Chỗ ngồi nên dựa lưng vào tường, tạo cảm giác chắc chắn.
- Đặt một tấm gương nhỏ trên bàn nếu bạn ngồi quay lưng với cửa ra vào.
- Treo một tấm rèm nếu sau lưng là cửa sổ lớn.
- Khi bàn của bạn đối diện sếp thì nên có thêm bảng làm việc hoặc giá sách.
3. Sử dụng một số loại cây phong thủy để trang trí
Để phòng làm việc thêm sức sống thì bạn nên điểm thêm chất xanh từ các loại cây phong thủy. Khi chọn được một loại cây phù hợp với bản thân, chúng sẽ giúp tạo ra năng lượng làm việc cho bạn, hóa giả những điềm xấu, mang lại năng lượng tích cực hơn. Một số loại cây phong thủy trong kinh doanh được ưa chuộng nhất hiện nay là: cây thần tài, cây kim tiền, cây dương xỉ,...
4. Bổ sung năng lượng nước trong không gian làm việc
Ngoài cây xanh thì năng lượng nước cũng là một yếu tố giúp tạo phong thủy tốt cho văn phòng làm việc của bạn. Xét về mặt phong thủy thì nước mang đến sự thịnh vượng, sức khỏe cho gia chủ. Để tận dụng hết lợi ích của nước thì bạn có thể cân nhắc làm một bể cá nhỏ, tượng trưng cho sự may mắn. Lưu ý là phải vệ sinh thường xuyên để giữ sạch sẽ, tránh phản tác dụng.
5. Giữ mọi thứ luôn gọn gàng, sạch sẽ
Đừng bao giờ để văn phòng của bạn lộn xộn, bữa bãi mà luôn phải dọn dẹp ngăn nắp, gọn gàng. Yếu tố này không những ảnh hưởng đến phong thủy, mà còn tác động trực tiếp tới hiệu suất làm việc của bạn. Một không gian làm việc thoái mái sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, tránh mắc sai lầm ảnh hưởng xấu đến công ty.
10 Yếu tố phong thủy kinh doanh cần biết để tránh mắc sai lầm
1. Vị trí
Người làm kinh doanh thì không được bỏ qua yếu tố vị trí. Ngoài nơi đặt trụ sở, văn phòng làm việc thì bạn phải để ý tới hướng và không gian xung quanh. Nên tránh các khu vực có xung khí: có đường đâm thẳng, phía trước có cột điện lớn, cây lớn, góc đường chữ Y. Cùng với đó là dựa vào đặc điểm của từng mô hình và mặt hàng để lựa chọn những vị trí có tính Dương, sầm uất. Nếu bán những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu thì xung quanh phải nhiều dân cư, hạn chế các nơi hẻo lánh.
Tuy nhiên khi đi khảo sát một địa điểm thực tế ở các thành phố lớn thì chắc chắn bạn sẽ khó có thể kiếm được một vị trí thỏa mãn hết mọi yêu cầu đặt ra, tuy nhiên bạn cần sắp xếp các thứ tự ưu tiên cho từng yếu tố mà Gialaitrongtoi vừa nhắc tới ở trên, sau đó ra quyết định chọn một mặt bằng phù hợp nhất.
2. Hướng
Hướng của văn phòng cũng đóng một vai trò rất quan trọng, vì thế bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Tránh những nơi có góc nhọn, có đường đâm thẳng vào nhà hay mái nhà của nhà đối diện. Nếu không, khi xét về mặt phong thủy trong kinh doanh thì những điều này lâu dài có thể gây nên các bất đồng, kiện tụng và thậm chí là khiến doanh nghiệp phá sản.
Ngoài ra cũng nên tránh các bốt điện, cây to chính giữa cửa chính để một là ảnh hưởng đến lưu thông, đến kiến thức và hai là nơi đây sẽ mang nguồn âm khí đến nên dễ gây phát sinh các vấn đề bệnh tật, tai họa về sau cho người chủ. .
Cách chọn hướng theo tuổi của người đứng đầu doanh nghiệp:
Người tuổi Tý: Tọa Tây hướng Đông, tọa Đông hướng Tây, tọa Bắc hướng Nam; kỵ tọa Nam hướng Bắc.
Người tuổi Sửu: Tọa Nam hướng Bắc, tọa Bắc hướng Nam, tọa Tây hướng Đông; kỵ tọa Đông hướng Tây.
Người tuổi Dần: Tọa Bắc hướng Đông, tọa Đông hướng Tây, tọa Nam hướng Bắc; kỵ tọa Tây hướng Đông, tọa Bắc hướng Nam.
Người tuổi Mão: Tọa Đông hướng Tây, tọa Bắc hướng Nam, tọa Nam hướng Bắc; kỵ tọa Tây hướng Đông.
Người tuổi Thìn: Tọa Bắc hướng Nam, tọa Tây hướng Đông (trừ tọa Tây hướng Tuất), tọa Đông hướng Tây; kỵ tọa Nam hướng Bắc.
Người tuổi Tỵ: Tọa Bắc hướng Nam, tọa Nam hướng Bắc; kỵ tọa Tây hướng Đông.
Người tuổi Ngọ: Tọa Nam hướng Bắc, tọa Đông hướng Tây, tọa Tây hướng Đông; kỵ tọa Bắc hướng Nam.
Người tuổi Mùi: Tọa Đông hướng Tây, tọa Bắc hướng Nam, tọa Nam hướng Bắc; kỵ tọa Tây hướng Đông.
Người tuổi Thân: Tọa Tây hướng Đông, tọa Bắc hướng Nam, tọa Đông hướng Tây; kỵ tọa Nam hướng Bắc.
Người tuổi Dậu: Tọa Tây hướng Đông, tọa Bắc hướng Nam, tọa Nam hướng Bắc; kỵ tọa Đông hướng Tây.
Người tuổi Tuất: Tọa Đông hướng Tây, tọa Nam hướng Bắc, tọa Tây hướng Đông; kỵ tọa Bắc hướng Nam.
Người tuổi Hợi: Tọa Nam hướng Bắc, tọa Bắc hướng Nam, tọa Đông hướng Tây; kỵ tọa Tây hướng Đông.
>> Tìm hiểu thêm về các loại cây phong thủy trong kinh doanh hợp với từng con giáp!
3. Minh đường
Có khá nhiều người vẫn còn xa lạ với khái niệm này. Minh đường chín là phía bên ngoài và phía trước của văn phòng, cửa hàng. Nếu được thì hãy cố gắng thuê những vị trí có phía trước rộng, thoáng, gần ngã ba hay ngã tư càng tốt, tránh những nơi có địa hình khúc khuỷu. “Minh đường hội tụ” sẽ giúp mở rộng đường tài vận của bạn, xét về phong thủy trong kinh doanh thì đặc biệt có lợi.
Tiếp đến là đằng sau lưng nơi đặt văn phòng, nếu ở các thành phố lớn thì nên có nhà cao hoặc ở vùng xa thì có núi che chắn, trong phong thủy điều này được gọi là “cao sơn hộ vệ”, giúp chủ nhân có một sự nghiệp bền vững, ngày càng phát triển.
4. Màu sắc
Rất nhiều người xem nhẹ các yếu tố màu sắc, thích màu nào chọn màu đó. Chẳng hạn như nếu chủ là nữ thì chọn màu hồng cho nữ tính, còn đối với phái mạnh thì lại chọn các gam màu nam tính hơn như xanh. Tuy nhiên màu sắc phong thủy kinh doanh thường nên được quyết định theo sản phẩm và khách hàng của doanh nghiệp.
Tùy theo sản phẩm mà bạn kinh doanh để lựa chọn màu sắc cho cửa hàng, logo hay bộ nhận diện thương hiệu phù hợp. Tất nhiên là không chỉ dựa hoàn toàn 100% vào khách hàng mà có thể dung hoà màu sắc phù hợp giữa người chủ và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, có một cách khá phổ biến để lựa chọn màu sắc nữa là kết hợp theo cách tính tương sinh cùng sự hòa hợp giữa âm và dương, tránh tương khắc.
Hoả – Thổ = Đỏ – Vàng.
Thổ – Kim = Vàng – Trắng.
Kim – Thủy = Trắng – Đen.
Thủy – Mộc = Đen – Xanh lục.
Mộc – Hỏa = Xanh lục – Đỏ.
5. Lối đi
Nếu bạn đang có suy nghĩ “cứ sắp xếp cửa hàng hoàn tất, còn trống chỗ nào sẽ làm thành hướng đi” thì phải loại bỏ nó ngay nếu không muốn thất bại. Đối với một cửa hàng kinh doanh, lối đi rất quan trọng. Nó vừa ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng ra vào mua sắm, vừa là một yếu tố phong thủy kinh trong kinh doanh không được bỏ qua. Lối đi phù hợp sẽ dẫn nguồn năng lượng chảy xuyên suốt, không tắc nghẽn, khai thông tài vận tốt hơn. Tiền bạc có thể thuận tiện chảy vào túi của bạn hay không còn xem bạn có “đường dẫn” tốt hay không.
6. Cách bày trí
Bày trí cửa hàng gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ không chỉ giúp cho người mua có cảm tình hơn, nâng cao trải nghiệm mua sắm mà còn cải thiện được về mặt phong thủy, thu hút vượng khí, tiền tài về với chủ cửa hàng.
Cấm kị các việc như đặt gương đối diện cửa ra vào, không nên thiết kế cửa trước đối diện cửa sau vì tiền tài sẽ vào và đi ra nhanh; không đặt thùng rác hay các vật cản lớn ở cửa ra vào vì sẽ ngăn tài lộc đi vào trong. Việc sắp xếp sản phẩm có thể theo các thuộc tính ngũ hành để tạo sự hài hòa cũng như tăng sinh khí cho chủ cửa hàng.
7. Bàn thờ thần tài
Đây là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi gia đình cũng như là nơi làm ăn kinh doanh. Bàn thờ thần tài sẽ phù hộ cho gia chủ luôn ăn nên làm ra, nếu biết đặt đúng nơi đúng chỗ thì công việc kinh doanh luôn vững vàng, thuận buồm xuôi gió.
Bàn thờ thần tài thường được làm bằng gỗ, đặt hướng thẳng ra phía cửa chính của văn phòng, có vách dựa vào để tạo sự vững chắc cho bàn thờ cũng như tạo điểm tựa cho việc kinh doanh của bạn.
Cách bài trí bàn thờ thần tài đúng để tăng tài lộc vận may cho người kinh doanh
Bài vị thần tài: Thường được khắc chữ “Chiêu tài tiến bảo” hoặc hai bên thành của bàn thờ sẽ có thêm câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”, ở phía trước sẽ được trang trí thêm 100 thỏi vàng.
Lọ đựng hương và lọ cắm hoa: Tốt nhất thì nên sử dụng các lọ bằng sứ hoặc đá xanh, nên dùng hoa tươi để cắm chứ không nên sử dụng hoa khô.
Bát hương: Thường được làm bằng 3 chất liệu cơ bản: sứ, kim loại, đá (ngọc). Nếu muốn bốc bát hương thì bạn cần giữ cơ thể sạch sẽ và tránh dùng khăn ướt để lau bàn thờ vì bàn thờ là mệnh Hỏa, Thủy khắc Hỏa, nếu không sẽ dễ mang lại những điều không may mắn.
Đĩa đựng gạo, muối, nước, rượu: Luôn luôn làm mới khi thắp hương khấn vái thần tài. Tuỳ theo phong tục mỗi vùng miền, có nơi dùng ba lọ đựng gạo, muối, nước chỉ đổ đi vào các dịp làm lễ tất niên, đồ cúng được thay bằng 5 chén nước hoặc rượu tượng trưng cho ngũ hành.
Cóc ba chân: Nên chọn tô sứ đẹp, đổ đầy nước và ngắt các bông hoa trải trên mặt nước, điều này sẽ giúp cho bạn giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
Những điều tuyệt đối tránh khi thờ cúng thần tài trong phong thủy kinh doanh
Tuyệt đối tránh cắm hương chồng chéo nhau, việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới tài lộc của gia chủ. Ngoài ra nếu mắc phải sai lầm nghiêm trọng này có thể khiến người chủ làm ăn thất bại, dễ thua lỗ.
Ngoài việc thờ Thần Tài, đặt Ông Địa lên bàn thờ và dán nhãn chữ nho sau lưng để được chứng giám, thuận lợi cho việc kinh doanh.
Không thể thiếu bài vị gương, bởi khi bài trí bàn thờ cầu tài lộc, nếu thiếu bài vị gương sẽ khiến tài lộc bị suy giảm, tiền bạc làm ra không bao nhiêu nhưng phải chi rất nhiều, khó tích góp của cải.
Tránh để bàn thờ thần tài gần nhà vệ sinh, trước gương hay nhà bếp hoặc để các góc nhọn của đồ vật trong nhà khác đâm hoặc chỉ vào.
8. Vật phong thủy
Những đồ vật phong thủy được trang trí ở nhà hay các văn phòng làm việc đã không còn quá xa lạ. Điều này sẽ giúp gia chủ có thể gặp dữ hóa lành, hoá giải những điều không may mắn ấp đến, đem lại những thuận lợi cho cuộc sống và công việc làm ăn.
Sau đây là các vật phong thủy cầu tài lộc tốt:
Cóc tài lộc: Có hình dáng là một ông cóc 3 chân và ngậm một chuỗi đồng tiền vắt qua ngang lưng. Đây được xem là một biểu tượng của sự may mắn, phúc lộc tràn đầy.
Bộ tam đa Phúc – Lộc – Thọ: Vật phong thủy thường thấy nhất trong các văn phòng, gia đình. Những người trưng bộ ba này có mong ước cầu tài lộc, bình an và sức khỏe.
Tỳ Hưu: Rất nhiều người sử dụng vật này để tăng phong thủy kinh doanh cho bản thân. Đá Tỳ Hưu giúp gia chủ hoá giải ngũ hoàng đại sát và thu hút vượng khí tốt nhất.
Vàng thỏi nguyên bảo: Tượng trưng cho sự giàu có, sung túc, xét về mặt phong thủy trong kinh doanh, việc đặt thỏi vàng trong văn phòng làm việc sẽ giúp mang lại sự thành công, phát tài phát lộc.
9. Biển hiệu
Biển hiệu, ngoài việc thu hút được sự chú ý của khách hàng thì nó cũng là một yếu tố phong thủy mà bạn cũng cần để ý đến. Nếu bạn sở hữu được một tấm biển vừa ấn tượng với khách hàng, vừa hợp phong thủy trong kinh doanh thì chắc chắn cửa hàng của bạn sẽ buôn bán thuận lợi, gặp những điều may mắn.
Khi chọn một tấm biển hiệu bằng đèn LED, nên chọn số màu lẻ, thông thường là 3 hoặc 5 màu, tượng trưng cho sự lớn mạnh và đầy đủ.
Kích thước biến cũng phải thiết kế cho phù hợp, đảm bảo sự cân bằng cho cửa hàng, văn phòng. Nếu che cửa lớn, chắn lối ra vào thì vừa gây nguy hiểm, vừa chắn tiền tài đi vào. Không làm biển hiệu bằng gỗ mềm và không thiết kế hình tam giác.
Về vị trí đặt biển, nằm ở đúng hướng Nam của ngôi nhà, sẽ khiến Hỏa khí quá mạnh, lúc này hãy chú ý đến các vật dễ cháy bên trong để tránh phòng hỏa hoạn xảy ra.
Nếu biển quảng cáo nằm ở hướng Tây Nam cũng không phải là điểm tốt cho những người làm ở bên trong, bởi nó dễ khiến những người này bị ốm đau, bệnh tật.
Cho nên, với những người ở ngay tại cửa hàng, nên chọn treo rèm màu xanh sẫm ở cửa sổ để che đi ánh đèn và hóa giải các vận xui tốt hơn.
10. Khu vực thu ngân
Đây là khu vực khá nhạy cảm, quầy thu ngân, tính tiền là nơi bạn thu tiền về nên cần đảm bảo được đặt ở những khu vực có vị trí tốt, không động, không xung.
Nên đặt quầy thu ngân tại hướng Bạch Hổ. Hướng Bạch Hổ được tượng trưng cho sự tĩnh lặng và quầy thu ngân rất cần điều này. Xét theo phong thủy trong kinh doanh, nếu người đứng ở bên trong nhìn ra cửa chính thì quầy thu ngân phải nằm bên phải. Tuyệt đối tránh phía Thanh Long nếu không sẽ rất dễ gây ra các bất lợi cho việc giữ tiền.
Nên đặt ở vị trí vượng khí, xác định dựa vào hướng nhà và tuổi của chủ cửa hàng. Cùng với đó là nơi có vị trí sáng để đón nguồn năng lượng tốt. Đặt thêm hoa tươi cũng có thể giúp các chủ cửa hàng duy trì sinh khi cho tiệm.
Chiều cao lý tưởng của quầy thu ngân là từ 110cm – 120cm để vừa tầm cũng như tạo thuận lợi tốt nhất cho quá trình thanh toán, giao dịch diễn ra giữa nhân viên và khách hàng. Tách xa các vật hay bắt lửa.
Phía sau quầy thu ngân cần có tường ngăn vững chắc, tránh sự chuyển động hay đặt ngay ở vị trí cửa ra vào, cống thoát nước hoặc khu vệ sinh, nếu phía sau là mặt kính, cần có rèm che.
Việc gọn gàng, sạch sẽ tại quầy thu ngân không chỉ giúp tạo sự thoải mái cho khách hàng, mà còn có thể tránh nhầm lẫn, sai sót. Việc tránh lộn xộn còn là điều kiện giúp các khí lưu thông tốt, tránh các khí xấu tích tụ.
>> Xem thêm: Tìm hiểu phong thủy nhà ở mang lại may mắn cho gia chủ
Top 3 quyển sách phong thủy người làm kinh doanh nên đọc
1. La Bàn Phong Thủy Toàn Thư
Quyển sách này viết về những thao tác giúp bạn sử dụng la bản một cách cơ bản, biết thêm cách xác định toạ độ của hướng kiến trúc, nội dung các tầng của la bàn tam hợp và cả tổ hợp mẫu la bàn dựng sẵn. Khi đọc xong La Bàn Phong Thủy Toàn Thư bạn sẽ biết lựa chọn vượng khí để đảm bảo cho bản thân và gia đình luôn gặp những điều may mắn, luôn khoẻ mạnh.
Theo sách thì để tạo được phúc đức thì môi trường để xây nhà phải hoàn toàn trong sạch, được xây ở nơi cao ráo, môi trường trong sạch, tối kỵ những nơi ẩm thấp. Hình thế xung quanh phải vuông tròn đầy đặn, không được chọn những nơi méo mó. Nếu chẳng may nên đất có chút khiếm khuyết thì phải chỉnh lại cho bằng phẳng sau đó mới tiến hành xây dựng sau.
2. Giải đáp tất cả các vấn đề về phong thủy
Sau khi đọc quyển sách này, bạn có thể tự trả lời được những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến các vấn đề phong thủy trong kinh doanh, từ cách bố trí văn phòng, sắp xếp vật dụng sao cho hợp lý và chọn hướng tốt để công việc được thuận buồm xuôi gió.
Nếu bạn có thể áp dụng đúng vào thực tế thì rất hữu ích cho cả việc làm ăn đến cuộc sống thường ngày, cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống và dễ dàng gặt hái được những điều bản thân đã đặt ra. Tác giả sẽ chỉ có bạn những chi tiết kể cả nhỏ nhất có thể ảnh hưởng xấu đến phong thủy xung quanh bạn. Nếu bạn đang muốn tìm một quyển sách phong thủy hay thì không nên bỏ qua tựa sách này.
3. Thiên Thời - Địa Lợi - Nhân Hòa
Thiên Thời - Địa Lợi - Nhân Hòa là cuốn sách giới thiệu các phương pháp làm thế nào để nhận thức quy luật phát triển xã hội, quy luật biến đổi của thời đại và thu hút vận may về cho bản thân. Tác giả sẽ chia sẻ cho bạn về một mô thức khoa học hành vi là: mô thức nhu cầu ngũ hành. Câu từ, cách dùng chữ rất gần gũi nên bạn đọc dù không có nhiều kiến thức về phong thủy kinh doanh hoàn toàn có thể lĩnh hội được.
Phần "Thiên thời" tác giả sẽ giới thiệu các phương pháp làm thế nào để nhận thức quy luật phát triển xã hội và dành may mắn trong cuộc sống như: chiêm tinh thuật, sấm vĩ thuật, chiêm bốc thuật, đoán mệnh thuật, quái ảnh thuật, tướng diện thuật, viên mộng thuật, v.v...
Phần "Địa lợi" bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp để nhận thức và lợi dụng hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tự nhiên như "Kỳ môn thuật" để có phương án hành động tốt nhất, "Thông thiên thuật" dự đoán khí tượng, "Quan nhân thuật" xem xét tính cách con người và "Phong thủy thuật" lợi dụng địa lý để tạo ra sự khác biệt.
Phần "Nhân hòa” giúp bạn tập luyện nhận biết người và dùng người. Tác giả dựa trên mô thức khoa học hành vi do mình tự sáng tạo ra: mô thức nhu cầu ngũ hành và cộng thêm một số phương pháp phân tích tâm lý con người để tổng kết thành phương pháp dùng người hiệu quả.
Hy vọng với chủ đề về phong thủy trong kinh doanh và Gialaitrongtoi vừa chia sẻ, bạn đọc đã biết đâu là những điều nên làm và đâu là việc cần tránh để công việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngại để lại bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé. Thân chào!

Startup đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam, chúng tôi muốn khách hàng được sự trải nghiệm tốt nhất
Comments